Mái tôn lạnh đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều công trình nhờ vào những ưu điểm vượt trội như khả năng chống nóng hiệu quả và độ bền cao. Với cấu trúc đặc biệt, mái tôn lạnh không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu từ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì dài hạn. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho mái nhà của mình, hãy khám phá thêm những thông tin trong bài viết dưới đây.
Tôn lạnh là gì?
Với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc lựa chọn vật liệu mái có khả năng cách nhiệt hiệu quả là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng. Trong đó, mái tôn lạnh được xem là giải pháp lý tưởng nhờ khả năng phản xạ nhiệt tốt, giúp giảm nhiệt độ mái nhà từ 5–7 độ C so với tôn thông thường.
So với một số dòng chuyên biệt như mái tôn xốp – vốn nổi bật về cách âm và cách nhiệt nhờ lớp PU hoặc EPS – thì mái tôn lạnh vẫn giữ ưu thế về giá thành, độ bền và khả năng ứng dụng linh hoạt. Với những công trình cần tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả chống nóng, mái tôn lạnh là sự lựa chọn khó có thể thay thế.

Ngoài ra, trong thiết kế không gian mở, bạn hoàn toàn có thể kết hợp mái tôn lạnh với mái tôn lấy sáng ở các khu vực cần ánh sáng tự nhiên như giếng trời, sân phơi hay nhà xưởng. Những không gian yêu cầu tính di động cao – như quầy hàng, mái che tạm – có thể cân nhắc sử dụng mái tôn di động, vốn dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ.
Dù không mang kiểu dáng cầu kỳ như mái tôn Thái hay mái tôn Nhật, nhưng xét về hiệu quả sử dụng, độ bền và tính kinh tế, mái tôn lạnh luôn là lựa chọn thông minh cho nhiều công trình dân dụng và công nghiệp hiện nay.
Cấu tạo của mái tôn lạnh
Mái tôn lạnh bao gồm một số yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính bền vững và hiệu quả sử dụng của mái tôn. Khi lựa chọn mái tôn lạnh, bạn nên chú ý tới chất lượng của từng bộ phận để đảm bảo công trình được hoàn thiện tốt nhất.

- Hệ thống khung sườn đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và chống đỡ cho toàn bộ hệ mái tôn. Thường thì khung sườn được làm từ sắt thép nên khá bền bỉ và có khả năng chống chịu tốt, giúp mái tôn giữ vững trong mọi điều kiện thời tiết.
- Hệ thống cột kèo được sử dụng để nâng đỡ và định hình phần mái che. Cột kèo này thường được làm từ thép chuyên dụng, có thiết kế chắc chắn, đảm bảo độ ổn định cho mái tôn.
- Phần tôn lợp thường được sử dụng là loại tôn lạnh 1 lớp hoặc 3 lớp, có cấu tạo đặc biệt dày dặn giúp giảm bức xạ nhiệt vào không gian bên trong để đảm bảo khả năng cách nhiệt tốt.
- Cuối cùng, để gắn kết các bộ phận lại với nhau một cách chắc chắn không thể thiếu đi ốc vít. Chúng thường được làm từ chất liệu có khả năng chống rỉ tốt, đồng thời được trang bị gioăng cao su đi kèm để đảm bảo không bị dột nước khi trời mưa hoặc có giông bão.
Phân loại mái tôn lạnh trên thị trường
Khi lựa chọn mái tôn lạnh cho công trình, bạn sẽ gặp phải nhiều sự lựa chọn khác nhau về kiểu dáng, cấu tạo và màu sắc. Dưới đây là một số phân loại mái tôn lạnh phổ biến.
Theo hình dạng kiểu sóng
- Tôn sóng vuông: thường được sử dụng cho các công trình hiện đại
- Tôn sóng tròn: thường dùng cho công trình có yêu cầu về tính thẩm mỹ hoặc cho các khu vực cần lắp đặt mái che không gian rộng
- Tôn sóng ngói: phù hợp với các công trình có thiết kế truyền thống

Theo số lớp
- Tôn 1 lớp: được làm từ thép cán mỏng có thành phần nhôm, kẽm và silicon, mang lại trọng lượng nhẹ nhưng vẫn có khả năng chống chịu tốt với các yếu tố môi trường. Đây là lựa chọn phổ biến cho những công trình không yêu cầu quá cao về độ cách nhiệt.
- Tôn 2 lớp: thường có một lớp tôn mạ kẽm kết hợp với một lớp vật liệu cách nhiệt. Mặc dù có cấu tạo dày hơn tôn 1 lớp, nhưng tôn 2 lớp vẫn không cung cấp mức độ cách nhiệt cao bằng tôn 3 lớp.
- Tôn 3 lớp: được cấu tạo từ 1 lớp tôn mạ kẽm, 1 lớp nhựa PU và 1 lớp màng PVC. Nhờ vậy, sản phẩm này bền bỉ hơn nhiều so với tôn 1 lớp và tôn 2 lớp. Mặc dù có giá thành cao hơn, nhưng với tuổi thọ dài lâu và khả năng tiết kiệm năng lượng, đây là lựa chọn kinh tế và hiệu quả cho những công trình cần độ bền cao.
Theo màu
- Tôn lạnh không màu: chỉ có lớp mạ kẽm bên ngoài mà không có lớp phủ màu, giúp tiết kiệm chi phí
- Tôn lạnh có màu: được phủ một lớp sơn bảo vệ bên ngoài, giúp mái tôn có màu sắc bắt mắt và tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Quy trình sản xuất mái tôn lạnh
Mái tôn lạnh được sản xuất từ tôn cán đã được xử lý để loại bỏ rỉ sét và tráng dầu. Sau đó, tôn sẽ được đưa qua một dây chuyền mạ kẽm lạnh, trong đó có các công đoạn làm sạch bề mặt, đánh rỉ lại, và ủ trong lò NOF để thay đổi các đặc tính của tôn.
Tiếp theo, tôn sẽ được mạ một lớp nhôm kẽm bằng phương pháp mạ nhúng nóng, sử dụng công nghệ dao gió để tạo ra lớp bảo vệ vững chắc. Cuối cùng, tôn được phủ một lớp chất bảo vệ bề mặt, giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, như lớp crom -finger, để tăng độ bền và chống gỉ sét cho sản phẩm.

Ưu điểm vượt trội của mái tôn lạnh
Mái tôn lạnh được sản xuất từ chất liệu cao cấp, với lớp mạ nhôm kẽm đặc biệt giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn và han gỉ. Theo nghiên cứu thực tế, mái tôn lạnh có độ bền cao gấp 4 lần so với tôn mạ kẽm thông thường khi chịu tác động của môi trường. Lớp mạ nhôm bảo vệ cơ học, trong khi lớp mạ kẽm thực hiện chức năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các điểm cắt hoặc trầy xước trên bề mặt tôn, đảm bảo không bị ăn mòn theo thời gian.
Thứ 2, tôn lạnh còn nổi bật với khả năng hạn chế hấp thụ nhiệt. Nhờ vào chất liệu cách nhiệt đặc biệt, tôn lạnh giúp giữ cho không gian bên trong công trình luôn mát mẻ và thông thoáng. Điều này đặc biệt hữu ích ở những khu vực có nhiệt độ cao, giúp giảm bớt sự nóng bức, tạo môi trường sống dễ chịu cho mọi người.
Thứ 3, độ bền vững của nó theo thời gian. Nhờ lớp sơn phủ Anti Finger nên mái tôn lạnh có khả năng chống lại sự tác động của độ ẩm và khí hậu. Hệ thống khung sườn cũng được thiết kế chắc chắn, đảm bảo công trình có thể chịu đựng được các lực tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Một điểm nổi bật khác của mái tôn lạnh là trọng lượng nhẹ. So với mái ngói truyền thống, mái tôn lạnh có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, giúp giảm áp lực lên kết cấu công trình, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển và thi công.
Đặc biệt, mái tôn lạnh còn sở hữu khả năng chống dột tối ưu. Thiết kế dạng sóng giúp tôn lạnh thoát nước nhanh chóng, hạn chế tình trạng nước đọng trên mái nhà. Điều này giúp công trình luôn khô ráo và tránh được nguy cơ thấm dột.

Về mặt thẩm mỹ, mái tôn lạnh không hề kém cạnh các loại vật liệu khác. Với đa dạng màu sắc như đỏ, xám, ghi, xanh và nhiều tông màu khác, mái tôn lạnh mang lại vẻ đẹp hiện đại, dễ dàng phối hợp với phong cách thiết kế của bất kỳ công trình nào.
Ngoài ra, do cấu tạo dễ dàng lắp đặt, việc thi công mái tôn lạnh chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí so với các vật liệu lợp mái khác. Ngoài ra, dịch vụ thi công mái tôn cũng có chi phí hợp lý, chỉ bằng một phần nhỏ so với mái ngói, là lựa chọn tiết kiệm cho những công trình có ngân sách hạn chế.
Tuy nhiên, một nhược điểm duy nhất của tôn lạnh chính là giá thành có phần nhỉnh hơn các loại mái tôn khác. Tuy nhiên, sự khác biệt này là hoàn toàn xứng đáng khi xét đến độ bền vượt trội và khả năng chống nóng hiệu quả mà tôn lạnh mang lại.
Một lưu ý quan trọng là trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm mái tôn lạnh không rõ nguồn gốc hoặc có chất lượng kém. Vì vậy, khi lựa chọn tôn lạnh, bạn cần chú ý đến độ dày của lớp mạ nhôm kẽm để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Ứng dụng nổi bật của mái tôn lạnh bạn cần biết
Mái tôn lạnh là một sản phẩm không chỉ được ưa chuộng trong các công trình xây dựng dân dụng mà còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp nhờ những đặc điểm nổi bật về độ bền, khả năng chống nóng và tiết kiệm chi phí.
- Sản phẩm này được ứng dụng trong việc lợp mái cho các công trình dân dụng như nhà cấp 4, nhà phố nhỏ hoặc mái sân thượng của các căn nhà cao tầng.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, mái tôn lạnh cũng được sử dụng rộng rãi. Các khu công nghiệp, từ quy mô nhỏ đến lớn, thường dùng mái tôn lạnh cho hệ thống nhà kho chứa hàng. Bên cạnh đó, các nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm, chế biến thủy hải sản hay nhà xưởng dệt may cũng là những công trình phổ biến ứng dụng mái tôn lạnh.
- Ngoài ra, mái tôn lạnh còn có mặt tại nhiều công trình thương mại và công cộng như siêu thị, trung tâm mua sắm, hay ngay cả trong các công viên, nơi dùng để lợp mái che ghế ngồi, tạo không gian thư giãn cho người dân.
Hướng dẫn lắp đặt tôn lạnh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt tôn lạnh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định diện tích mái tôn cần lợp
Việc đo đạc chính xác rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số lượng vật liệu cần thiết như xà gồ và tôn lạnh. Nếu không đo đạc đúng, có thể gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa vật tư, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
Sau khi hoàn thành bước đầu, tiếp theo là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tiến hành lắp đặt. Các vật dụng quan trọng bao gồm máy khoan, đinh vít, ốc vít, keo silicone, và các dụng cụ hỗ trợ khác.
Bước 3: Thi công xà gồ hệ khung mái
Lúc này, cần chú ý đến các yếu tố như khoảng cách giữa các khung, độ dày của xà gồ, và độ dốc của mái tôn lạnh. Việc thi công phải đảm bảo các yếu tố này chính xác để mái tôn đạt được độ bền và thẩm mỹ tốt.
Bước 4: Lắp đặt các viền bao quanh
Khi hệ khung mái đã được hoàn chỉnh, tiến hành lắp đặt các viền bao quanh. Sử dụng đinh đóng mái dài khoảng 30mm để cố định diềm mái và mái hắt. Nếu có máng nước, viền mái sẽ được đặt chồng lên các cánh của mái tôn lạnh để tạo sự liên kết chắc chắn, giúp ngăn nước chảy vào.
Bước 5: Tiến hành lắp đặt các tấm tôn
Việc này sẽ được thực hiện từ đỉnh nóc xuống rìa mái theo thứ tự. Đặt tấm tôn đầu tiên phải dư ra khỏi rìa mái khoảng 20mm, giúp ngăn ngừa nước mưa xâm nhập vào bên trong mái. Các tấm tôn tiếp theo sẽ được lắp chồng mí lên nhau ít nhất khoảng 25mm để tạo độ kín khít. Sau đó, sử dụng đinh vít dài từ 5-7cm để cố định tấm tôn.
Bước 6: Bắn keo
Tại những điểm có định vít bảo vệ sẽ được bắn keo để tránh nước mưa và bụi bẩn. Ngoài ra sẽ có thêm tấm che khe nối, diềm mái, máng nước, và tấm úp nóc giúp che chắn các khe hở, tránh hiện tượng nước dột hoặc bám bụi.
Bước 7: Hoàn thành công trình
Kiểm tra lại toàn bộ mái lợp từ các vị trí bắn vít, các đường nối giữa các tấm tôn để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Sau khi kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, thu dọn dụng cụ máy móc và tiến hành nghiệm thu công trình để bàn giao cho chủ đầu tư.
Các lưu ý quan trọng cần biết trước khi thi công mái tôn lạnh
Trước khi quyết định thi công mái tôn lạnh cho công trình của mình, bạn phải cân nhắc thật kỹ nhiều yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình về lâu dài. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn nên ghi nhớ.

Trước hết, bạn nên ưu tiên chọn các đơn vị thi công có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Những công ty có thương hiệu rõ ràng, được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng dịch vụ trong thời gian dài sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng thi công cũng như quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Tiếp theo, việc tìm hiểu kỹ về giá cả trước khi bắt đầu là điều không thể bỏ qua. Bạn nên tham khảo trước giá thành tôn lạnh trên thị trường cũng như mức chi phí nhân công lắp đặt, từ đó có cơ sở so sánh và thương lượng chi phí hợp lý với đơn vị thi công.
Một điều quan trọng khác mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua, đó là phải yêu cầu ký kết hợp đồng rõ ràng với đầy đủ điều khoản chi tiết giữa hai bên. Trong hợp đồng cần thể hiện đầy đủ các nội dung như thời gian thi công, vật liệu sử dụng, tiến độ thanh toán, cam kết bảo hành,… để đảm bảo quá trình hợp tác minh bạch và rõ ràng.
Bảng giá làm mái tôn lạnh
Nếu bạn đang tìm hiểu chi phí làm mái tôn lạnh cho công trình của mình, thì mức giá phổ biến trên thị trường hiện nay thường dao động quanh 90.000 VNĐ/m². Đây là mức giá trung bình, mang tính tham khảo cho các loại tôn lạnh thông dụng với độ dày và chất lượng ở mức cơ bản.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại tôn, thương hiệu, độ dày, khối lượng, yêu cầu và thời điểm thi công, mức giá thực tế có thể cao hoặc thấp hơn đôi chút. Để biết chính xác chi phí phù hợp với nhu cầu, bạn hãy liên hệ trực tiếp đơn vị thi công cơ khí Hải Việt để được báo giá cụ thể và tư vấn chi tiết hơn.
Kết luận
Phải nói rằng mái tôn lạnh là một sự đầu tư thông minh cho không gian sống của bạn, mang lại sự bền bỉ, bảo vệ tốt và tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích hoặc hữu ích mà bài viết chia sẻ, bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp cho mái tôn của ngôi nhà mình, nâng cao không gian sống và chất lượng cuộc sống của cả gia đình.